Chia sẻ kinh nghiệm

Hướng dẫn cách tự vệ sinh điều hòa âm trần đơn giản tại nhà

Tác giả: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAGAKAWA 10:18, 24/03/2023

Để đảm bảo điều hòa âm trần luôn hoạt động ổn định và nâng cao độ bền, người dùng nên vệ sinh định kỳ. Theo dõi bài viết này để cùng Nagakawa tìm hiểu cách vệ sinh điều hòa âm trần an toàn nhé!

Vệ sinh điều hòa âm trần cần chuẩn bị gì?

Để đảm bảo quy trình vệ sinh điều hoà âm trần hiệu quả và thuận tiện, bạn cần chuẩn bị đầy một số dụng cụ và thực hiện 3 điều sau:

Các dụng cụ cần thiết để vệ sinh điều hòa âm trần

6 dụng cụ bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • Thang.
  • Nước rửa chén pha loãng.
  • Túi/bạt trùm vệ sinh điều hòa.
  • Bơm xịt rửa.
  • Chổi nhỏ.
  • Bao tay cao su.

Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm xô chậu, khăn lau, tua vít, mỏ lết, kìm và áo vệ sinh máy lạnh chuyên dụng. Nếu không có áo chuyên dụng thì bạn chỉ cần che chắn kĩ để bụi bẩn không rơi vào người.

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết trước khi tiến hành vệ sinh điều hòa âm trần

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết trước khi tiến hành vệ sinh điều hòa âm trần

3 điều cần làm trước khi vệ sinh điều hòa âm trần

Trước khi tiến hành vệ sinh điều hòa âm trần, bạn cần thực hiện 3 việc sau để đảm bảo an toàn:

1 - Kiểm tra tình trạng hoạt động của điều hòa: Bạn cần đánh giá sơ bộ tình trạng hoạt động của máy để xem có bất kỳ lỗi nào hay không. Nếu phát hiện các vấn đề nghiêm trọng như máy không chạy, kêu lớn, hoặc rò rỉ nước, hãy liên hệ với đơn vị bảo hành để được sửa chữa kịp thời trước khi tiến hành vệ sinh.

2 - Che chắn những vật dụng bên dưới dàn lạnh: Di chuyển hoặc dùng áo mưa, tấm bạt che những vật dụng bên dưới dàn lạnh để bảo vệ chúng khỏi nước và bụi bẩn.

3 - Tham khảo sách hướng dẫn: Bạn tham khảo sách hướng dẫn đi kèm điều hòa đang sử dụng để biết cách vệ sinh theo đúng quy trình.

Hướng dẫn vệ sinh điều hòa âm trần tại nhà đúng chuẩn

Tùy theo từng hãng và model mà điều hòa âm trần sẽ cấu tạo và cách làm sạch khác nhau. Về cơ bản, các bước vệ sinh về cơ bản sẽ tương tự nhau như sau:

5 bước vệ sinh dàn lạnh điều hòa âm trần

Bước 1: Ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh:

  • Ngắt nguồn cấp điện cho điều hòa ít nhất 5 phút trước khi bắt đầu vệ sinh.
  • Dùng remote bật máy, nếu điều hòa vẫn chạy tức là vẫn còn điện và ngược lại.

Trước khi vệ sinh điều hòa âm trần, cần tắt nguồn điện ít nhất 5 phút

Tắt nguồn điện ít nhất 5 phút trước khi vệ sinh điều hòa âm trần

Bước 2: Tháo mặt nạ và lưới lọc:

  • Dùng tua vít để tháo các ốc vít của mặt nạ, sau đó nhẹ nhàng gỡ mặt nạ ra.
  • Tháo lưới lọc và ngâm 10-15 phút trong chậu nước rửa chén pha loãng.

Lưu ý: Khi tháo mặt nạ, bạn nên cất ốc vít cẩn thận không bị mất.

Bước 2 là bước tháo mặt nạ và lưới lọc

Nhẹ nhàng tháo lưới lọc phía sau mặt nạ máy lạnh âm trần

Bước 3: Làm sạch tấm lọc và mặt nạ điều hòa:

  • Sử dụng bơm xịt rửa có áp suất thấp để nhẹ nhàng làm sạch bụi bẩn bám trên lưới lọc. Nếu bạn không có bơm, có thể sử dụng vòi xịt nhà vệ sinh hoặc máy hút bụi để thay thế.
  • Dùng khăn mềm hoặc bàn chải đánh răng và một chút nước rửa chén pha loãng để chà rửa bụi bẩn của mặt nạ và lưới lọc điều hòa.
  • Sau khi cả hai bộ phận đã sạch sẽ, bạn rửa lại với nước để hoàn tất bước này.

Làm sạch tấm lọc và mặt nạ điều hòa bằng vòi xịt hoặc máy hút bụi

Vệ sinh lưới lọc máy lạnh âm trần cassette bằng vòi xịt hoặc máy hút bụi

Bước 4: Làm sạch bên trong cục lạnh:

  • Dùng bạt trùm hoặc túi trùm để hứng nước và bụi, nhằm giữ khu vực vệ sinh dàn lạnh được sạch sẽ.
  • Sử dụng máy bơm nước áp lực xịt rửa dàn lạnh và dùng chổi nhỏ để làm sạch các khe của dàn lạnh.
  • Sử dụng máy sấy để thổi sạch bụi.

Lưu ý: Tránh xịt thẳng vào các khe của cục lạnh để không làm hỏng các lá nhôm.

Dùng túi hoặc bạt trùm để hứng nước và bụi bẩn khi vệ sinh máy

Dùng túi hoặc bạt trùm để hứng nước và bụi bẩn khi vệ sinh máy

Bước 5: Lắp lại tấm lọc và mặt nạ điều hòa:

Sau khi các bộ phận đã khô ráo, bạn lắp lại theo thứ tự: khay hứng nước – đấu nối lại dây điện – giắc cắm bo mạch – tấm lọc – mặt nạ.

Bước 5 là lắp lại tấm lọc và mặt nạ sau khi vệ sinh cục lạnh điều hoà âm trần

Lắp lại tấm lọc và mặt nạ sau khi vệ sinh cục lạnh điều hoà âm trần

5 bước vệ sinh dàn nóng điều hòa âm trần

Bước 1: Tháo vỏ bảo vệ dàn nóng:

Bạn cẩn thận mở nắp hoặc tháo hết lớp vỏ bảo vệ của dàn nóng để việc vệ sinh các bộ phận bên trong được dễ dàng.

Tháo vỏ cục nóng máy lạnh âm trần để vệ sinh bên trong

Tháo vỏ cục nóng máy lạnh âm trần để vệ sinh bên trong một cách dễ dàng

Bước 2: Làm sạch quạt gió:

Bạn tháo quạt gió ra khỏi cục nóng và sử dụng khăn mềm để lau chùi bụi bẩn có trên quạt gió.

Bước 3: Vệ sinh dàn ngưng tụ:

Bạn làm sạch dàn ngưng tụ bằng bơm xịt rửa, kết hợp với chổi nhỏ để làm sạch kĩ bụi và cặn bám ở các kẽ hở của dàn ngưng tụ.

Lưu ý: Tuyệt đối không xịt trực tiếp vào các ống đồng của dàn ngưng tụ.

Bước 4: Làm sạch bên ngoài cục nóng

Bạn dùng vòi xịt hoặc xối nước để rửa sạch lớp vỏ dàn nóng, sau đó lau lại bằng khăn mềm.

Dùng vòi xịt hoặc xối nước nhẹ nhàng để làm sạch bên ngoài cục nóng

Dùng vòi xịt hoặc xối nước nhẹ nhàng để làm sạch bên ngoài cục nóng

Bước 5: Lắp lại các bộ phận:

Bạn sử dụng máy sấy để hong khô các bộ phận vừa được vệ sinh, sau đó, lắp ráp lại theo vị trí ban đầu.

Bạn lắp cục nóng theo vị trí ban đầu

Khi các bộ phận đã khô ráo, bạn lắp cục nóng theo vị trí ban đầu

Hoàn thành: Sau khi hoàn tất, bạn bật nguồn điện và kiểm tra tình trạng hoạt động của máy lạnh.

Sau khi hoàn tất chu trình vệ sinh, bạn bật máy và kiểm tra tình hình hoạt động của điều hòa

Sau khi hoàn tất chu trình vệ sinh, bạn bật máy và kiểm tra tình hình hoạt động của điều hòa

3 lưu ý trong khi vệ sinh máy lạnh âm trần

Bạn cần lưu ý 3 điều này khi vệ sinh máy lạnh âm trần để đảm bảo an toàn cho thiết bị và trần nhà:

1 - Chọn dung dịch tẩy rửa phù hợp: Các bộ phận nhựa và kim loại của điều hòa âm trần dễ bị hư hỏng hoặc ăn mòn nếu tiếp xúc với dung dịch tẩy rửa không phù hợp như cồn hay xăng dầu. Do đó, bạn nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc nước rửa chén pha loãng để thay thế. Ngoài ra, bạn không được để các bo mạch của điều hòa tiếp xúc với nước hoặc dung dịch tẩy rửa để tránh bị chập mạch.

2 - Đảm bảo an toàn cho phần thạch cao trên trần nhà: Trong quá trình vệ sinh, bạn nên cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến phần thạch cao. Nếu thao tác xịt rửa không cẩn thận, nước làm ẩm trần thạch cao và dẫn đến tình trạng ẩm mốc, bong tróc hoặc thậm chí hư hại cấu trúc của trần.

3 - Kiểm tra cẩn thận sau khi vệ sinh: Sau khi hoàn tất, bạn cần đảm bảo bo mạch của điều hòa không còn ẩm ướt và các dây điện bên trong lẫn bên ngoài đã được đặt đúng vị trí.

Để tránh làm hư hại đến trần thạch cao, bạn cần thao tác cẩn thận khi vệ sinh điều hòa âm trần

Thao tác cẩn thận khi vệ sinh điều hòa âm trần, tránh làm hư hại đến trần thạch cao

Gợi ý dịch vụ vệ sinh điều hòa âm trần Nagakawa

Điều hòa âm trần có cấu tạo khá phức tạp. Nếu bạn không có chuyên môn về những bộ phận như hệ thống ống dẫn, bên trong dàn nóng và dàn lạnh thì rất dễ khiến điều hòa bị chập mạch, cháy nổ, thậm chí là rò rỉ nước và hư hỏng linh kiện.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành điện lạnh, các chuyên gia của Nagakawa có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng trong việc vệ sinh điều hòa âm trần cho từng loại công trình khác nhau.

Nagakawa thực hiện quy trình vệ sinh điều hòa âm trần theo 5 bước chuẩn kỹ thuật như sau:

Bước 1: Đánh giá trạng thái hoạt động của máy lạnh âm trần:

  • Phần cơ dàn lạnh: Kiểm tra quạt dàn lạnh, Block (máy nén) có tiếng kêu bất thường hay không.
  • Phần cơ dàn nóng: Kiểm tra quạt dàn nóng chạy có êm không và đã quay đúng chiều hay chưa.
  • Phần điện: Kiểm tra hoạt động của bảng điều khiển, màn hình Led,..
  • Chức năng của điều hòa: Đánh giá hoạt động của các chế độ như làm lạnh, sưởi ấm và các tính năng khác để đảm bảo chúng vận hành ổn định.

Bước 2: Làm sạch dàn lạnh:

  • Hệ thống thoát nước: Kiểm tra, làm sạch máy bơm nước ngưng và khay hứng nước. Đồng thời thông tắc các ống thoát nước để đảm bảo chu trình thoát nước hiệu quả.
  • Vệ sinh bên trong dàn lạnh: Kiểm tra, vệ sinh cánh quạt gió và cánh đảo gió.
  • Chức năng điều khiển: Kiểm tra độ chính xác của các bộ điều khiển.

Bước 3: Bảo dưỡng dàn nóng:

  • Bộ cảm biến: Kiểm tra và xử lý các sự cố liên quan đến cảm biến như nhiệt độ và áp suất.
  • Gas: Kiểm tra và nạp gas cho điều hòa nếu cần, cũng như xử lý các sự cố liên quan đến hệ thống gas.
  • Hoàn tất bảo dưỡng dàn nóng: Vệ sinh dàn ngưng bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Bước 4: Kiểm tra Aptomat và làm sạch hệ thống điện:

  • Nguồn điện: Kiểm tra Aptomat cấp điện nguồn cho điều hòa để đảm bảo rằng điện áp cung cấp ổn định và nằm trong giới hạn an toàn, tránh gây hư hỏng cho thiết bị.
  • Vệ sinh: Làm sạch phía bên trong của tủ điện và các cầu đấu điện.

Bước 5: Hoàn thành:

Sau khi đã thực hiện các bước trên, toàn bộ hệ thống điều hòa sẽ được chạy thử để đảm bảo không còn lỗi kỹ thuật hay sự cố nào phát sinh

Nagakawa cam kết xử lý mọi sự cố của điều hòa một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất

Với hệ thống dịch vụ bảo hành trải rộng khắp cả nước, Nagakawa cam kết xử lý mọi sự cố của điều hòa một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất

2 câu hỏi thường gặp về vệ sinh điều hòa âm trần

Nên vệ sinh điều hòa âm trần bao lâu một lần?

Bạn nên vệ sinh điều hòa âm trần định kỳ 3-6 tháng/lần, riêng với lưới lọc là 2 tuần/lần để đảm bảo hiệu suất hoạt động của thiết bị, tránh tình trạng bụi bẩn làm nghẹt máy dẫn đến các sự cố như rò rỉ nước.

Đây là một trong các cách bảo dưỡng điều hòa âm trần đơn giản, dễ thực hiện và có tác dụng phòng trừ sự cố của điều hòa tối ưu nhất.

Vệ sinh máy lạnh âm trần chi phí bao nhiêu?

Giá vệ sinh điều hòa âm trần có công suất 9.000-50.000BTU sẽ khoảng 200.000-500.000 VNĐ tùy theo đơn vị sửa chữa và tình trạng của điều hòa.

Trên đây là quy trình vệ sinh điều hòa âm trần an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là hướng dẫn chung và có thể không áp dụng được cho tất cả các loại điều hòa âm trần. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo phiếu hướng dẫn hoặc liên hệ với thương hiệu điều hòa đang sử dụng.

Tin tức liên quan
Hotline Zalo Messenger