Chia sẻ kinh nghiệm

1 đêm bật điều hòa hết bao nhiêu tiền? - Cách tính & Mẹo tiết kiệm điện

Tác giả: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAGAKAWA 18:18, 02/05/2025

Tiền điện bật điều hòa 1 đêm chỉ tốn khoảng 4.000 - 10.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại máy và điều kiện sử dụng. Trong bài viết sau, Nagakawa sẽ phân tích chi tiết và giới thiệu cách tính tiền điện giúp bạn có kế hoạch sử dụng điều hòa hợp lý.

1 đêm bật điều hòa hết bao nhiêu tiền?

Chi phí tiền điện tối đa cho một đêm bật điều hòa dao động trong khoảng 4.000 - 10.000 VNĐ. Mức giá này sẽ phụ thuộc vào công suất điều hòa, thời gian sử dụng và mức nhiệt cài đặt.

Công thức tính chi phí tối đa khi bật điều hòa suốt đêm:

Số tiền điện (VNĐ) = (Công suất điều hòa (W) × Số giờ sử dụng) ÷ 1000 × Giá điện (VNĐ/kWh)

Lưu ý: Cách tính trên dựa vào công suất tối đa, tức là máy hoạt động liên tục ở mức cao nhất. Tuy nhiên, trong thực tế, khi phòng đạt đến nhiệt độ cài đặt, điều hòa sẽ ngắt hoặc chạy ở mức công suất thấp hơn. Do đó, mức tiêu thụ điện thực tế thường thấp hơn, và các ví dụ sau sẽ tính toán chi phí điện giảm khoảng 50% so với công suất tối đa.

Tùy theo công suất điều hòa

Công suất điều hòa càng lớn, chi phí tiền điện mỗi đêm càng cao. Dưới đây là bảng ước tính chi phí tiền điện khi sử dụng các loại điều hòa có công suất khác nhau trong 8 tiếng/đêm, áp dụng mức giá điện bậc 1 hiện nay là 1.893 VNĐ/kWh:

Công suất điều hòa Công suất tiêu thụ điện 1 đêm (8 giờ) (kWh) Giá điện Số tiền phải trả (VNĐ)
9.000 BTU 0.75 × 8 / 2 = 3.0 1.893 VND/kWh 5.679
12.000 BTU 1.1 × 8 / 2 = 4.4 1.893 VND/kWh 8.329
18.000 BTU 1.7 × 8 / 2 = 6.8 1.893 VND/kWh 12.883
24.000 BTU 2.2 × 8 / 2 = 8.8 1.893 VND/kWh 16.658
28.000 BTU 2.55 × 8 / 2 = 10.2 1.893 VND/kWh 19.317
36.000 BTU 3.3 × 8 / 2 = 13.2 1.893 VND/kWh 24.984

Tùy theo số giờ sử dụng

Thời gian sử dụng điều hòa trong một đêm không cố định mà phụ thuộc vào thói quen của từng người. Vì vậy, số tiền điện phải trả còn phụ thuộc vào số giờ sử dụng thực tế. Dưới đây là bảng so sánh chi phí khi bật điều hòa 9.000 BTU trong 7 tiếng, 8 tiếng, 9 tiếng, áp dụng mức giá điện bậc 1 hiện nay:

Thời gian sử dụng (giờ) Công suất tiêu thụ điện (kWh) Giá điện Số tiền phải trả (VNĐ)
7 0.75 × 7 / 2 = 2.63 1.893 VND/kWh 4.967
8 0.75 × 8 / 2 = 3.0 1.893 VND/kWh 5.679
9 0.75 × 9 / 2 = 3.375 1.893 VND/kWh 6.390

Như vậy, thời gian sử dụng càng lâu, lượng điện tiêu thụ càng nhiều, kéo theo chi phí tiền điện mỗi đêm tăng lên. Nếu muốn tiết kiệm điện mà vẫn đảm bảo giấc ngủ thoải mái, bạn có thể bật điều hòa sớm để làm mát phòng, kết hợp sử dụng chế độ hẹn giờ hoặc quạt để duy trì nhiệt độ dễ chịu.

Bật điều hòa càng lâu, lượng điện tiêu thụ càng nhiều

Bật điều hòa càng lâu, lượng điện tiêu thụ càng nhiều, khiến chi phí tiền điện mỗi tháng tăng lên

Tùy theo bậc giá điện

Điện tiêu thụ trong tháng càng nhiều, giá mỗi kWh càng cao. Hiện tại, giá điện sinh hoạt có 6 bậc, với mức giá tăng dần như sau:

  • Bậc 1 (0 - 50 kWh): 1.893 VNĐ/kWh
  • Bậc 2 (51 - 100 kWh): 1.956 VNĐ/kWh
  • Bậc 3 (101 - 200 kWh): 2.271 VNĐ/kWh
  • Bậc 4 (201 - 300 kWh): 2.860 VNĐ/kWh
  • Bậc 5 (301 - 400 kWh): 3.197 VNĐ/kWh
  • Bậc 6 (>400 kWh): 3.302 VNĐ/kWh

Mỗi tháng, tổng lượng điện tiêu thụ của gia đình sẽ quyết định mức giá điện áp dụng cho điều hòa. Dưới đây là các ví dụ cụ thể về tiền điện điều hòa mỗi đêm theo từng bậc giá:

1 - Nếu tổng điện tiêu thụ trong tháng < 50 kWh (Bậc 1)

Giả sử: Chỉ dùng điều hòa, tổng điện tháng khoảng 40 kWh.

Tính toán: Toàn bộ 40 kWh được tính theo bậc 1 (1.893 VNĐ/kWh).

Chi phí điều hòa: 40 kWh tính theo bậc 1 → 40 × 1.893 = 75.720 VNĐ

Tổng tiền điều hòa tháng = 75.720 VNĐ (~2.524 VNĐ/đêm)

Công suất càng cao, mức tiêu thụ điện càng lớn, dẫn đến chi phí tiền điện cao

Công suất càng cao, mức tiêu thụ điện càng lớn, dẫn đến chi phí tiền điện cao hơn

2 - Nếu tổng điện tiêu thụ trong tháng khoảng 51 - 100 kWh (Bậc 2)

Giả sử: Gia đình tiêu thụ 90 kWh/tháng, trong đó điều hòa dùng 40 kWh.

Tính toán:

  • 50 kWh đầu giá bậc 1 → 50 × 1.893 = 94.650 VNĐ
  • 40 kWh tiếp theo giá bậc 2 → 40 × 1.956 = 78.240 VNĐ

Chi phí điều hòa: 40 kWh tính theo bậc 2 → 40 × 1.956 = 78.240 VNĐ

Tổng tiền điều hòa tháng = 78.240 VNĐ (~2.608 VNĐ/đêm)

3 - Nếu tổng điện tiêu thụ trong tháng khoảng 101 - 200 kWh (Bậc 3)

Giả sử: Tổng điện tiêu thụ 180 kWh/tháng, trong đó điều hòa dùng 100 kWh.

Tính toán:

  • 50 kWh đầu tính theo bậc 1: 50 × 1.893 = 94.650 VNĐ.
  • 50 kWh tiếp theo tính theo bậc 2: 50 × 1.956 = 97.800 VNĐ.
  • 80 kWh tiếp theo tính theo bậc 3: 80 × 2.271 = 181.680 VNĐ.

Chi phí điều hòa:

  • 80 kWh tính theo bậc 3 → 80 × 2.271 = 181.680 VNĐ
  • 20 kWh tính theo bậc 2 → 20 × 1.956 = 39.120 VNĐ

Tổng tiền điện điều hòa tháng = 220.800 VNĐ (~7.360 VNĐ/đêm)

4 - Nếu tổng điện tháng trong khoảng 201 - 300 kWh (Bậc 4)

Giả sử: Tổng điện tiêu thụ tháng 250 kWh, trong đó điều hòa chiếm 150 kWh.

Tính toán:

  • 50 kWh đầu giá bậc 1 → 50 × 1.893 = 94.650 VNĐ
  • 50 kWh tiếp theo giá bậc 2 → 50 × 1.956 = 97.800 VNĐ
  • 100 kWh tiếp theo giá bậc 3 → 100 × 2.271 = 227.100 VNĐ
  • 50 kWh còn lại giá bậc 4 → 50 × 2.860 = 143.000 VNĐ

Chi phí điều hòa:

  • 100 kWh điều hòa đầu tiên thuộc bậc 3 → 100 × 2.271 = 227.100 VNĐ
  • 50 kWh điều hòa còn lại thuộc bậc 4 → 50 × 2.860 = 143.000 VNĐ

Tổng tiền điện điều hòa tháng = 370.100 VNĐ (~12.337 VNĐ/đêm)

5 - Nếu tổng điện tháng trong khoảng 301 - 400 kWh (Bậc 5)

Giả sử: Tổng điện tiêu thụ 350 kWh/tháng, trong đó điều hòa dùng 200 kWh.

Tính toán:

  • 50 kWh điều hòa đầu tiên thuộc bậc 3 → 50 × 2.271 = 113.550 VNĐ
  • 100 kWh điều hòa tiếp theo thuộc bậc 4 → 100 × 2.860 = 286.000 VNĐ
  • 50 kWh điều hòa cuối cùng thuộc bậc 5 → 50 × 3.197 = 159.850 VNĐ

Tiền điện điều hòa tháng = 559.400 VNĐ (~18.647 VNĐ/đêm)

6 - Nếu tổng điện tháng vượt 400kW (Bậc 6)

Giả sử: Gia đình có nhiều thiết bị khác, tổng điện tháng 450 kWh, trong đó điều hòa dùng 200kW.

Tính toán:

  • 50 kWh đầu giá bậc 1 → 50 × 1.893 = 94.650 VNĐ
  • 50 kWh tiếp theo giá bậc 2 → 50 × 1.956 = 97.800 VNĐ
  • 100 kWh tiếp theo giá bậc 3 → 100 × 2.271 = 227.100 VNĐ
  • 100 kWh tiếp theo thuộc bậc 4 → 100 × 2.860 = 286.000 VNĐ
  • 100 kWh tiếp theo thuộc bậc 5 → 100 × 3.197 = 319.700 VNĐ
  • 50 kWh còn lại giá bậc 6 → 50 × 3.302 = 165.100 VNĐ

Chi phí điều hòa:

  • 50 kWh điều hòa đầu tiên thuộc bậc 4 → 50 × 2.860 = 143.000 VNĐ
  • 100 kWh điều hòa tiếp theo thuộc bậc 5 → 100 × 3.197 = 319.700 VNĐ
  • 50 kWh điều hòa cuối cùng thuộc bậc 6 → 50 × 3.302 = 165.100 VNĐ

Tổng tiền điện điều hòa tháng = 627.800 VNĐ (~20.926 VNĐ/đêm)

Khi bật điều hòa, số điện tiêu thụ sẽ bị phân bổ vào các bậc giá cao nhất mà tổng điện gia đình chạm tới.

Giá điện lũy tiến khiến số điện tiêu thụ càng cao khiến giá mỗi kWh càng đắt

Giá điện lũy tiến khiến số điện tiêu thụ càng cao khiến giá mỗi kWh càng đắt

3 yếu tố ảnh hưởng khác ảnh hưởng đến tiền điện khi bật điều hòa

Số tiền phải trả khi bật điều hòa mỗi đêm còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như loại điều hòa, nhiệt độ cài đặt và chất lượng cách nhiệt của phòng. Cụ thể:

Loại điều hòa

Các dòng điều hòa sử dụng công nghệ inverter tiết kiệm điện hơn điều hòa thường do có khả năng duy trì nhiệt độ ổn định mà không cần bật/tắt liên tục.

Ví dụ: Một điều hòa inverter 1HP có thể tiêu thụ khoảng 0,8 kWh/giờ, trong khi điều hòa không inverter cùng công suất tiêu thụ khoảng 1,2 kWh/giờ. Nếu bật 8 tiếng/đêm, điều hòa inverter tốn khoảng 18.000 - 20.000 VNĐ/đêm, còn điều hòa không inverter có thể lên tới 27.000 - 30.000 VNĐ/đêm (tính theo bậc giá điện trung bình từ 2.271 - 3.197 VNĐ/kWh).

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp điều hòa không khí hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, các dòng điều hòa Inverter của Nagakawa là lựa chọn đáng cân nhắc. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm giúp duy trì nhiệt độ ổn định và giảm mức tiêu thụ điện năng lên đến 50%, mang lại khả năng làm mát bền bỉ với chi phí vận hành tối ưu.

Nhiệt độ cài đặt

Điều hòa hoạt động theo nguyên lý làm lạnh không khí trong phòng bằng cách hấp thụ nhiệt từ bên trong và giải phóng ra bên ngoài qua dàn nóng. Quá trình này do máy nén và quạt gió điều khiển. Khi nhiệt độ cài đặt càng thấp, máy nén càng phải hoạt động nhiều hơn để duy trì mức nhiệt yêu cầu, làm tăng lượng điện tiêu thụ.

Theo ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cứ giảm 1°C so với mức nhiệt hợp lý, điện năng tiêu thụ của điều hòa có thể tăng thêm 6 - 8%.

Giả sử sử dụng một máy điều hòa có công suất 1 HP (750W), bật trong 8 giờ/ngày và giá điện trung bình là 3.000 VNĐ/kWh. Khi thay đổi nhiệt độ cài đặt, mức tiêu thụ điện sẽ có sự khác biệt như sau:

Nhiệt độ cài đặt Điện năng tiêu thụ/giờ Điện năng tiêu thụ/ngày Chi phí điện/ngày Chi phí điện/tháng (30 ngày)
18°C 1.2 kWh 9.6 kWh 28.800 VNĐ 864.000 VNĐ
22°C 1.0 kWh 8.0 kWh 24.000 VNĐ 720.000 VNĐ
25°C 0.85 kWh 6.8 kWh 20.400 VNĐ 612.000 VNĐ
27°C 0.75 kWh 6.0 kWh 18.000 VNĐ 540.000 VNĐ

Chênh lệch giữa 18°C và 27°C lên đến 324.000 VNĐ/tháng, tương đương 3.9 triệu đồng/năm cho một điều hòa. Nếu sử dụng nhiều máy, con số này còn cao hơn.

Chất lượng cách nhiệt phòng

Khi phòng được cách nhiệt hiệu quả (sử dụng vật liệu cách nhiệt, cửa kính hai lớp, rèm che, cửa đóng kín), không khí lạnh trong phòng được giữ lại lâu hơn.

Ví dụ: Căn phòng cách nhiệt kém (không có vật liệu cách nhiệt, nhiều khe hở cửa), điều hòa có thể tiêu tốn 10 - 12 kWh/ngày nếu sử dụng liên tục.

Giảm tiền điện điều hòa bằng cách chọn loại điều hòa, cài nhiệt độ, cách nhiệt phòng

Chọn loại điều hòa phù hợp, cài đặt nhiệt độ hợp lý và cải thiện cách nhiệt phòng đều giúp giảm lượng điện tiêu thụ khi sử dụng điều hòa

Bật điều hòa như thế nào để tiết kiệm điện?

Để tiết kiệm chi phí tiền điện và kéo dài tuổi thọ thiết bị, bạn có thể áp dụng một số lưu ý dưới đây:

  • Đặt nhiệt độ khoảng 26-28°C vào ban đêm: Vào ban đêm, nhiệt độ ngoài trời thường giảm xuống, khiến sự chênh lệch giữa nhiệt độ trong phòng và bên ngoài nhỏ hơn. Lúc này, điều hòa không cần làm việc quá tải mà vẫn đảm bảo không khí mát mẻ.
  • Sử dụng chế độ Sleep Mode hoặc hẹn giờ tắt: Thân nhiệt của con người có xu hướng giảm vào ban đêm. Do đó, bạn hãy kích hoạt Chế độ Sleep Mode hoặc chế độ hẹn giờ để giảm lượng tiêu thụ điện không cần thiết.
  • Kết hợp với quạt để tăng hiệu quả làm mát: Khi sử dụng điều hòa, luồng khí lạnh có xu hướng tích tụ gần vị trí dàn lạnh hoặc ở khu vực thấp hơn do không khí lạnh nặng hơn không khí ấm. Quạt giúp phân bổ luồng khí mát đều khắp phòng, giảm chênh lệch nhiệt độ giữa các khu vực. Nhờ đó, điều hòa không cần hoạt động liên tục với công suất cao để duy trì nhiệt độ mong muốn.
  • Đóng kín cửa, sử dụng rèm che chống nhiệt: Nếu cửa sổ không che chắn hoặc cửa ra vào bị hở, hơi lạnh sẽ thoát ra ngoài, khiến điều hòa phải làm việc liên tục để bù nhiệt, gây hao điện đáng kể. Để tránh thất thoát nhiệt, bạn nên đóng kín cửa phòng khi bật điều hòa hoặc dùng rèm che nắng để giảm lượng nhiệt từ bên ngoài vào phòng.
  • Bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa định kỳ: Bụi bẩn tích tụ trong dàn lạnh và lưới lọc không khí sẽ làm giảm hiệu suất làm mát, khiến điều hòa tiêu tốn nhiều điện hơn để đạt nhiệt độ mong muốn. Do đó, bạn nên vệ sinh điều hòa định kỳ 6 - 12 tháng/lần, giúp luồng khí lưu thông tốt hơn, giảm tải cho máy nén.

Giảm tiền điện bằng cách đặt nhiệt độ hợp lý, sử dụng chế độ tiết kiệm điện

Đặt nhiệt độ hợp lý, sử dụng chế độ tiết kiệm điện và bảo dưỡng định kỳ giúp giảm chi phí khi bật điều hòa

Giải đáp thắc mắc thường gặp

Bật điều hòa cả đêm có tốn nhiều điện không?

Bật điều hòa cả đêm thường tiêu tốn khoảng 3 - 6 kWh, tùy vào công suất máy và nhiệt độ cài đặt. Như đã phân tích, chi phí điện rơi vào khoảng 10.000 - 20.000 VNĐ/đêm, không quá cao so với mức tiện ích mang lại.

Tuy nhiên, để tối ưu hóa chi phí, bạn có thể sử dụng chế độ Sleep Mode, hẹn giờ tắt hoặc kết hợp với quạt để giảm tải điện năng cho máy lạnh.

Điều hòa Inverter có thực sự giúp tiết kiệm điện không?

Có, điều hòa Inverter có khả năng tiết kiệm 30-50% so với điều hòa thường. Thay vì bật/tắt liên tục như điều hòa thường, máy nén Inverter có thể điều chỉnh công suất linh hoạt để duy trì nhiệt độ ổn định. Khi đạt đến mức nhiệt độ cài đặt, máy nén không ngừng hẳn mà chỉ giảm tốc độ, giúp hạn chế tiêu hao điện do khởi động lại.

Điều hòa Inverter tiết kiệm điện nhờ duy trì nhiệt độ ổn định, không cần khởi động lại

Điều hòa Inverter giúp tiết kiệm điện nhờ duy trì nhiệt độ ổn định mà không cần khởi động lại nhiều lần

Tắt điều hòa rồi bật lại có tiết kiệm điện hơn không?

Việc bật/tắt điều hòa liên tục sẽ gây hao tốn điện nhiều hơn. Khi khởi động lại, điều hòa cần hoạt động với công suất cao để làm lạnh phòng từ đầu, tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với việc duy trì nhiệt độ ổn định.

Nếu muốn tiết kiệm điện mà vẫn có không khí mát mẻ, bạn có thể sử dụng chế độ Sleep Mode hoặc hẹn giờ tắt để máy tự động điều chỉnh nhiệt độ phù hợp vào ban đêm, tránh tình trạng tiêu hao điện không cần thiết.

Trên đây, Nagakawa đã giải đáp 1 đêm bật điều hòa hết bao nhiêu tiền cũng như gợi ý một số mẹo tiết kiệm điện sẽ giúp bạn tối ưu chi phí. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn kiểm soát tiền điện hiệu quả hơn và sử dụng điều hòa một cách thông minh. Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu điều hòa tiết kiệm điện, vận hành bền bỉ, liên hệ ngay Nagakawa để được tư vấn.

NAGAKAWA - TIÊU CHUẨN CỦA CUỘC SỐNG

Hơn 20 năm chuyên sâu ngành Điện lạnh - Thiết bị nhà bếp & Gia dụng cao cấp.

Được người tiêu dùng đánh giá Uy tín - Bền vượt trội.

Hotline: 190054 54 89

Website: https://nagakawa.com.vn/

Trang bán hàng trực tuyến: Nagakawa Shop

Fanpage: Nagakawa Group

Youtube: https://www.youtube.com/@NagakawaGroup

Tin tức liên quan
Hotline Zalo Messenger